CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI LƯƠNG VIỆT ( MST: 5400479844 do Sở KH&ĐT tỉnh Hòa Bình cấp ngày 23/02/2017)

Nông sản an toàn vì sức khỏe người Việt

GIỚI THIỆU CÂY CỦ MÀI HOÀI SƠN TẠI TRANG TRẠI LƯƠNG VIỆT

 24/02/2022

Trại dược liệu Lương Việt với hơn 10 năm kinh nghiệm trồng củ mài (hoài sơn) chất lượng cao, bán buôn bán lẻ mài tươi, mài khô nguyên củ, mài khô thái lát, cây giống toàn quốc ...

Củ Mài (Dioscorea persimilis Prain et Burkill)

Tên khác: Khoai mài, Sơn dược
Họ: Củ nâu (Dioscoreaceae)

PHẦN 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÂY CỦ MÀI

1.     Là cây thân leo, có củ.
2.     Thân dài, nhỏ, chiều dài trên 3 m, cây có thể mọc quấn vào các thân cây khác hoặc các vật khác.
3.     Lá mọc đối hình tim hoặc hình mũi tên, đầu nhọn, cuống dài, xanh, gân lá hình lưới. Giữa những cuống lá mọc những dái củ hình bầu dục hoặc hình quả trứng; dái củ này gọi là trứng củ mài và có thể để gây giống. Quả của củ mài là loại quả có góc khía như loại quả vừng có ba góc kín hình cánh chim. Hạt có cánh hình bầu dục. Dưới đất có củ, phần trên nhọn, phần dưới có hình chiếc dùi cui dài khoảng 30-65 cm, đường kính từ 5-10 cm.
4.     Vỏ ngoài màu nâu, vỏ mỏng và sù sì, mọc nhiều rễ phụ, mặt cắt ngang không đều, màu trắng hoặc trắng vàng, có nhựa, không mùi.
5.     Củ mài đòi hỏi về khí hậu không khắt khe, vùng có khí hậu không quá rét đều có thể trồng; tuy nhiên củ mài lại yêu cầu về đất tương đối khắt khe. Củ mài là loại rễ mọc sâu, mức chịu phân bón tương đối mạnh, thích nghi trồng ở nơi đất màu mỡ tầng đất sâu, hướng mặt trời ấm áp, kín gió, đất xốp, thoát nước tốt. Đất trũng, đất lầy, đất kiềm đều không thích nghi vì sức hút nước của củ mài yếu, nước nhiều dễ bị thối củ. Ở những nơi có sâu bệnh thì không thể trồng liên tục, sau khi trồng hai năm cần phải luân canh các loại cây khác một năm. Củ mài là loại dễ mắc bệnh, do đó không nên luân canh những loại cây hay có bệnh. Ngoài ra ở loại đất có nguồn bệnh cũng không nên trồng củ mài, vì sau khi bị bệnh củ mài sẽ mọc không tốt, ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng củ.

6. Cây dễ nhầm lẫn

Bên cạnh củ mài, còn nhiều loài khác cũng cho củ ăn được; nhưng không chế biến thành hoài sơn như; Dioscorea glabra Roxb., D.pyrifolia Kunth., D. decipiens Hook., D.intempestiva var. chevalierii Prain et Burkill, D. intempestiva Prain et Burkill, D.hamiltoni Hook., D.brevipetiolata Prain et Burkill, D.kratica Prain et Burkill.


 
Cây củ mài Lương Việt 

Củ mài khô (Hoài sơn khô) Lương Việt

Củ mài khô (Hoài sơn khô) Lương Việt

PHẦN 2: KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC CỦ MÀI

I. CHUẨN BỊ GIỐNG
1. Chọn giống:

Củ mài được trồng bằng đầu củ và dái củ. 
2. Cách bảo quản cất giữ giống:
- Những đoạn củ dùng để làm giống sau khi lấy về đem phơi ở những chỗ thoáng gió trong nhà, phơi độ 6-7 ngày. Phơi như vậy để mặt cắt khô lại, sau khi phơi xong đem về để vào hố hoặc hầm ở dưới đất rồi vụ sau trồng. Nếu không để ở hố, hầm thì chọn một góc nhà khô ráo, trải một lớp cát hơi khô, rồi đặt “đầu củ” lên, xếp cao độ 17-20 cm, lại phủ lên 7-10cm cát, cứ xếp nhiều tầng như vậy, tầng trên cùng phủ một lớp rơm rạ để chống lạnh và bốc hơi. Trong thời gian bảo quản giống, nhiệt độ ở trong nhà không được quá cao, nếu không đầu củ sẽ bị hỏng. Để bảo đảm chắc chắn, trong thời gian cất giữ cần chọn ngày nắng ráo mà kiểm tra, nếu phát hiện khô quá thì cần đổi cát ngay nếu ẩm quá thì có thể dàn cát ra đợi phơi khô lại vun vào.
- Dái củ:  phơi hơi khô rồi để ở góc nhà hoặc để vào hố, hầm. Trải một lần cát hơi ẩm (cát nhỏ) xen kẽ với một lớp dái củ cao 7-10 cm và cứ thế xếp nhiều tầng, tầng trên cùng phủ rơm rạ và kiểm tra thường xuyên đảm bảo độ ẩm nhất định, đồng thời ngăn ngừa chuột. Nếu ở những vùng mùa đông tương đối ấm áp, “dái củ” có thể để ở hòm gỗ hoặc hộp giấy; tuy nhiên cần chú ý thông hơi, tránh mốc, thối.

II. LÀM ĐẤT, ĐÁNH LUỐNG, BÓN PHÂN

- Củ mài là loại cây mọc rễ sâu, nên làm đất càng sâu thì năng suất càng cao, để phơi ải. Đến năm sau, trước khi trồng, mỗi mẫu bón lót 5.000-7.500 kg phân chuồng vv. rắc đều phân lên mặt đất, sau đó bừa lấp phân, cuối cùng đánh luống. Nếu ở nơi đất đã trồng năm trước thì năm đó không cần phải cuốc đất, đến mùa xuân năm sau chỉ bón phân lót và cày bừa là được.
- Cần xử lý đất chua, xử lý mầm bệnh trước khi xuống giống
- Đánh luống cao tầm 50cm, luống cách luống 60cm.

III. KỸ THUẬT TRỒNG

Thời vụ thích hợp nhất để trồng củ mài ở miền Bắc là vào mùa xuân và ở miền Nam là vào đầu mùa mưa. 
Trên luống cứ cách khoảng 20 cm xẻ một rãnh, sâu 7 cm, sau đó đặt nằm giống củ hoặc cây con vào rãnh. Chú ý đặt mầm đều ngả về một hướng, mỗi mầm cách nhau khoảng 20 cm, sau đó phủ đất lên.

IV. KỸ THUẬT CHĂM SÓC

1. Tưới nước: sau khi trồng nên tưới ngay để cây dễ mọc mầm, sau này mưa nhiều hay ít mà bố trí tưới cho thích hợp, với nguyên tắc đừng để cho đất quá khô, và mỗi lần tưới nước nên xem tình hình cây mọc; tưới nước không nên ngập cây, như vậy cây sẽ mọc đều và khoẻ.
2. Cắm cọc cho dây leo: Sau khi cây đã mọc được khoảng 30 cm, mỗi cây cắm một cọc, cọc dài khoảng 2m và tụm đầu trên của bốn cọc gần nhau ở hai hàng lại để chống gió làm đổ. Đồng thời đem quấn dây vào cọc, như vậy có thể tăng sản lượng của từng cây một.
3. Xới đất làm cỏ:
Cùng với việc cắm cọc cần làm cỏ đợt một, làm cỏ với độ sâu khoảng 3 cm, giữa các hàng có thể dùng cuốc, nhưng giữa các cây không dùng cuốc để tránh tổn thương cho cây, nếu có cỏ thì dùng tay mà nhổ. Làm cỏ theo đợt.
Cần chú ý khi làm cỏ không làm gãy cây, nếu thấy dây bò ra đất thì đem quấn ngay lên cọc.
Những cây chưa có cọc, trước khi cây bò lan ra đất, nếu thấy có cỏ thì nhổ đi, sau đó không phải làm cỏ nữa.
4. Bón phân thúc:
Sau khi cây mọc và trước khi chưa đóng cọc, do dây leo bò ra đất thì không nên bón phân, nếu cần phải bón phân thì kết hợp với tưới nước.
5. Phòng trừ sâu bệnh:
5.1. Bệnh hại:
5.1.1. Bệnh phấn trắng: Bệnh phát sinh vào những ngày oi bức nhất, trên lá có những đốm trắng bằng hạt gạo, sau đó dây bị khô héo dần, củ bị tổn thương. Mắc bệnh này bởi một loại nấm gây nên.
Cách phòng trị:
+ Không trồng cây ở nơi ẩm ướt, úng nước.
+ Phối hợp bón các loại phân lân, đạm, kali
+ Dùng bocđô (1:1:140) để phun.
5.1.2. Héo vàng: Trong thời gian cuối kỳ của những ngày nóng bức nhất, lúc mưa, lúc nắng, cây củ mài có lúc bị khô héo hàng loạt.
Cách phòng trị: Sau khi phát hiện cần kịp thời cắt hết những dây khô héo, sau đó dùng nước giải tưới một lượt, như vậy cây có thể phục hồi xanh tươi, nếu không kịp thời phòng trị cây có thể bị chết hàng loạt.
5.2. Sâu hại:
5.2.1. Bọ rùa: Loại sâu này chủ yếu cắn rễ cây, củ không to được và củ sau khi bóc vỏ có màu vàng nâu, luộc không chín mà mùi vị đắng; khi khô thì cứng như gân bò, vì vậy người ta gọi là củ mài gân bò, phẩm chất kém nhất.
Cách phòng trị: dùng 666-6% thấm nước trộn với 50 phần bột gạo, sau đó thêm 50 phần nước, làm thành những miếng như bã đậu và đem rắc để triệt sâu; hoặc kết hợp với nước tưới, bọc thuốc vào một túi con đặt ở đầu luống nước chảy vào tưới cho các luống để giết trùng. Hoặc khi bón thúc mỗi mẫu dùng 4-5 kg phèn đen cho vào phân mà bón như vậy cũng diệt được loại sâu này.
5.2.2.Sâu kén đất: Loài này tuy làm hại không lớn lắm, nhưng sau khi cắn cây, củ cũng thành màu vàng và cũng thành củ mài gân bò, cách phòng như trên.
5.2.3.Sâu làm thối củ: Loài này còn có tên là sâu đục củ. Loài này là một loại sâu con màu gio đen, dài chừng 2-2,3 cm. Từ tháng 7-9 thường tụ ở mặt sau lá thành từng bầy ăn lá cây, chúng có thể ăn hết lá cây làm hại rất lớn.
Cách phòng trị: dùng 666-6% thấm nước hoà với 200 lần nước mà phun. 

BÀI VIẾT CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO

Bà con cần hướng dẫn chuyên sâu hơn về kỹ thuật trồng và chăm sóc, thu hoạch củ mài (hoài sơn), xin vui lòng liên hệ:

TRANG TRẠI DƯỢC LIỆU LƯƠNG VIỆT
Văn phòng giao dịch: Tòa CT5 Khu đô thị Xa La, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Trang trại: Đội 2 – Xã Bảo hiệu – Huyện Yên Thủy – Tỉnh Hòa Bình

Email: luongvietco@gmail.com
Hotline 24/7: 0903 231 805
 

Chia sẻ

Bình luận

Hoài sơn Lương Việt
Vườn Hoài sơn Lương Việt

CHAT VỚI CHÚNG TÔI