CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI LƯƠNG VIỆT ( MST: 5400479844 do Sở KH&ĐT tỉnh Hòa Bình cấp ngày 23/02/2017)

Nông sản an toàn vì sức khỏe người Việt

CỦ MÀI HAY CỦ HOÀI SƠN? VẤN NẠN CỦ MÀI GIẢ!

 24/06/2022

Hiện nay nhiều nơi gọi tên một số loài cùng họ củ Nâu gắn với chữ Mài, gọi như vậy không đúng, Củ Mài (Khoai Mài) chỉ có một loài duy nhất có tên khoa học là Dioscorea persimilis Prain et Burkill mà thôi

Củ Mài là dược liệu quý ghi danh đầu bảng trong “Thần nông bản thảo”, được dùng nhiều trong các bài thuốc Đông y hơn 2000 năm qua. Ngoài giá trị về mặt Dược liệu, Khoai Mài có giá trị cao về mặt dinh dưỡng. Cụ thể, trong 100G bột Hoài sơn nguyên chất (YamGreen Lương Việt) chứa 361Calo, 0.34g chất Béo, 8.04g Đạm, 1.47g Đường, 9.64g Xơ cùng hàng loạt Axit amin, men oxy hóa, Vitamin và nhiều nguyên tố vi lượng… Đã từ lâu, nhiều nước Châu Á, Châu Phi,... đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc dùng Khoai Mài như thực phẩm ăn hàng ngày. Nhiều quốc gia quy hoạch Khoai Mài thành từng vùng phát triển để cung cấp ra thị trường phục vụ nhu cầu thực phẩm hàng ngày.
Theo Y học cổ truyền, Khoai Mài có tính bình, tác dụng trực tiếp với kinh mạch, phổi, tỳ, thận. Khoai Mài có công năng kiện tỳ, bổ phổi, bổ tỳ vị, bổ thận tráng dương, bổ tinh, sáng tai, ích ngũ tạng, cường tráng cơ xương, kéo dài tuổi thọ và xoa dịu tinh thần. Chữa tỳ vị hư nhược, suy nhược; chán ăn, tiêu chảy, kiết lỵ kéo dài; phổi khí thiếu, khô, đờm suyễn và ho; thận khí suy giảm, đau yếu thắt lưng và đầu gối, yếu chi dưới, khát nước, đi tiểu nhiều lần, tiểu đêm và xuất tinh sớm, tiết dịch âm đạo; da bị đục, sưng đỏ, béo phì, bệnh nhân tiểu đường và các bệnh khác. Nhiều nghiên cứu chỉ rõ giá trị dinh dưỡng trong Khoai Mài rất cao, giàu amylase, protein, vitamin,... Khoai Mài có nhiều tác dụng cho việc phòng, hỗ trợ chữa và trị bệnh.

CỦ MÀI HAY CỦ HOÀI SƠN?
Hoài Sơn là một vị thuốc trong Y học cổ truyền được bào chế từ rễ (củ) cây củ Mài. Trong hầu hết các bài thuốc Đông Y thành phần luôn có Hoài sơn. Ngày 30 tháng 10 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 1976/QĐ-TTg, về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Củ Mài là một trong những Dược liệu quý được đưa vào quy hoạch phát triển thành vùng trồng.
Hiện nay nhiều người gọi củ Mài (Khoai Mài) là củ Hoài Sơn hoặc cây Hoài Sơn là không đúng, thực tế Hoài Sơn là thành phẩm được chế biến hay bào chế từ củ Mài chứ không phải là một loài cây. Thành phẩm của củ Mài cơ bản dưới dạng bột, lát và cắt khúc (sấy khô), cách gọi như sau:

  • “Bột củ Mài” gọi là “bột Hoài Sơn”;
  • “Củ Mài thái lát khô” gọi là “Hoài sơn lát” hay “lát Hoài Sơn”;
  • “Củ Mài khô cắt khúc” gọi là “Hoài sơn cắt khúc”
​Theo Dược điển Việt Nam IV, củ Mài hay còn gọi là Hoài Sơn (sau khi bào chế) có tên khoa học Dioscorea persimilis Prain et Burkill, thuộc họ Củ nâu (họ thực vật một lá mầm bao gồm khoảng 8-9 chi với 750-785 loài). Thân rễ cây Củ mài cạo vỏ, sơ bộ chế biến rồi sấy khô ta được vị thuốc Hoài sơn hay còn gọi là Sơn dược. Cái tên “sơn dược” ý chỉ đây là một loại dược liệu quý miền sơn cước (miền núi).


Hiện nay nhiều nơi gọi tên một số loài cùng họ củ Nâu gắn với chữ Mài, gọi như vậy không đúng, Củ Mài (Khoai Mài) chỉ có một loài duy nhất có tên khoa học là Dioscorea persimilis Prain et Burkill mà thôi. Theo phân bố sinh thái, củ Mài (Dioscorea persimilis Prain et Burkill), được thừa nhận trong Dược điển IV và theo văn bản số 1306/BYT-YDCT ngày 17 tháng 03 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế, củ Mài (Hoài sơn) là một trong những Dược liệu có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp do CÔ VY gây ra là loài dây leo quấn sống lâu năm trong rừng nhiệt đới. Ở Việt Nam, chủ yếu phân bố ở các vùng rừng núi phía Bắc, có thể bắt gặp ở miền trung đến Huế (không nhiều). Củ mài thường được thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Do đặc điểm sinh thái, loài Dioscorea persimilis Prain et Burkill không phân bố ở các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào các tỉnh miền trong của Việt Nam;

CỦ MÀI THẬT CỦ MÀI GIẢ, HOÀI SƠN THẬT HOÀI SƠN GIẢ
Vấn nạn thật-giả liên quan đến cây Củ Mài trong khoảng 10 năm gần đây được nhắc đến nhiều. Ở Việt Nam, nhiều loài thuộc chi Dioscorea có hình thái thực vật tương đối giống nhau, nên dễ gây nhầm lẫn. Thân rễ một số loài sau khi chế biến thành vị thuốc có hình dáng, thể chất rất giống nhau, nên khó phân biệt. Xuất phát từ giá trị của cây củ Mài và liên quan đến vị thuốc Hoài Sơn trong Y học cổ truyền, nhiều nơi đánh đồng (đánh tráo khái niệm) tên gọi một số loài khác với cây Khoai Mài. Về định danh, nhiều nơi còn phân ra Mài Nếp, Mài Tẻ, Mài Cơm, Mài Cọc, Mài Cao Sản,…
Không như những loài tương tự khác trong họ Củ Nâu, cây củ Mài Dioscorea persimilis Prain et Burkill khi chuyên canh năng suất trung bình thấp hơn nhiều so với các loài khác trong họ củ Nâu, đặc biệt có loài năng suất từ 90 tấn đến 100 tấn/1ha (loài này trồng nhiều nơi ở Miền Nam và Tây nguyên Việt Nam). Nhiều nơi sử dụng những loài cùng họ để chế biến thành vị thuốc Hoài Sơn,… Năm 2018, một cơ sở chế biến ở Đồng Nai còn sử dụng Khoai Mì để chế biến thành Hoài Sơn bị phanh phui. Về mặt Dinh dưỡng, các loài tương tự không có giá trị như củ Mài (Dioscorea persimilis Prain et Burkill) nhưng vẫn có thể dùng làm thực phẩm; về mặt Dược tính có thể chế biến thành Hoài Sơn nhưng nhưng không có giá trị cao về mặt Dược tính.
Cây củ Mài Dioscorea persimilis Prain et Burkill có thể nhận biết qua hình thái thân, lá và phân bố sinh thái. Cụ thể:

Chủ yếu phân bố ở các vùng rừng núi phía Bắc, có thể gặp ở miền trung đến Huế (không nhiều). Củ Mài được trồng vào đầu mùa Xuân và thường được thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau;
Thân cây hơi có cạnh, dạng hình lục lăng, khi trưởng thành thân cây to từ 2mm đến 3mm;
Lá mọc so le, hình tim dài, đầu nhọn, nhẵn, dài 8-10 cm, rộng 6 - 8 cm, gân lá 5 - 7, toả ra từ gốc, cuống lá dài 1,5 - 3,5 cm.
Cụm hoa mọc thành chùm ở kẽ lá gồm nhiều hoa nhỏ, màu vàng, hoa đực và hoa cái khác gốc; bao hoa có 6 phiến dài bằng nhau; nhị 6; cụm hoa đực dài 40 cm, cum hoa cái cong, dài 20 cm. Cây Củ mài ra hoa vào tháng 8-9;
Quả dạng nang có 3 cánh; khi quả khô, cây không còn lá; hạt có cánh mỏng màu nâu xỉn. Mùa quả từ tháng 8 - 10.
Hạt có cánh mào;

HOÀI SƠN-CỦ MÀI LƯƠNG VIỆT
Với hơn 15 năm gắn bó với cây củ Mài, Lương Việt tự hào là đơn vị tiên phong chuyên canh diện tích lớn cây củ Mài (Hoài Sơn) đúng tên Khoa học Dioscorea Persimilis Prain Et Burkill, được ghi nhận trong Dược điển Việt Nam IV và Công văn 1306/BYT-YHCT của Bộ Y tế về Cây Dược Liệu, Vị thuốc Cổ Truyền và Cây Thuốc được sử dụng trong Phòng và Hỗ trợ Điều Trị Viêm Đường Hô Hấp Cấp do CÔ VY.
Với phương châm: “DINH DƯỠNG LÀ NỀN TẢNG CỦA SỬC KHỎE” Lương Việt chuyên canh tác và cung cấp các sản phẩm chế biến giàu dinh dưỡng từ Khoai Mài. Các trang trại, vùng trồng Lương Việt đều chuyên canh theo hướng Hữu cơ, đảm bảo An toàn vệ sinh Thực phẩm đạt chuẩn theo ISO 22000: 2018 với quy trình khép kín từ nông trại đến bàn ăn.
Lương Việt luôn sẵn sàng hỗ trợ (từ kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm) các vùng trồng canh tác đúng cây củ Mài Dược liệu Dioscorea Persimilis Prain Et Burkill.
Hiện nay một số thông tin Lương Việt nhập các loài không phải cây củ Mài đúng tên Khoa học Dioscorea Persimilis Prain Et Burkill để chế biên. Đây là các thông tin bịa đặt, chúng tôi đang tìm hiểu để làm rõ nguồn thông tin thất thiệt này. Có thể sẽ nhờ cơ quan pháp luật can thiệp. Lương Việt khẳng định KHÔNG nhập những loài không phải là Khoai Mài để chế biến, lừa dối người tiêu dùng./.

Chia sẻ

Bình luận

Hoài sơn Lương Việt
Vườn Hoài sơn Lương Việt

CHAT VỚI CHÚNG TÔI